Tin tức
2018-01-14

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà ngay cả đối với những người trưởng thành, nếu chưa có miễn dịch thì khả năng mắc bệnh là rất cao. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh có thể gây nên một số biến chứng, đặc biệt ở người lớn sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, việc phòng bệnh cho mọi người là rất quan trọng.



Bệnh thủy đậu không chỉ lây lan theo đường hô hấp qua không khí như khi người bệnh thở mạnh, ho, hắt hơi mà còn lây gián tiếp qua quần áo, chăn, màn, đồ chơi hoặc dụng cụ sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh thủy đậu cơn ác mộng với trẻ nhỏ
Bệnh thủy đậu cơn ác mộng với trẻ nhỏ

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu


Bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết hay viêm não, viêm phổi... Những trẻ đang bị bệnh hay mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng... đều dễ diễn biến bệnh nặng.

Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng da do ngứa, do bệnh nhân gãi nhiều làm vỡ các nốt phỏng rất dễ lây lan ra các vùng da khác và làm cho nốt thủy đậu dễ nhiễm trùng mưng mủ, lở loét. Do vậy, các trường hợp này, khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo và nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm trùng huyết.
Chữa trị bệnh thủy đậu sớm để tránh biến chứng
Chữa trị bệnh thủy đậu sớm để tránh biến chứng

Bản chất của bệnh thủy đậu là một loại bệnh lành tính nhưng cũng có thể có một số người bệnh bị biến chứng nặng chẳng hạn như viêm tai ngoài, viêm tai giữa hay viêm thanh quản, hoặc biến chứng nguy hiểm như: viêm thận cấp (đi tiểu ra máu) nhưng sau khoảng vài tuần sẽ khỏi.

Một số trường hợp khác có thể dẫn đến biến chứng viêm não - màng não rất nguy hiểm khả năng gây đến tử vong cao nếu cấp cứu không kịp thời, đặc biệt là ở người trưởng thành dễ mắc biến chứng này hơn trẻ nhỏ.

Cách chữa trị bệnh thủy đậu


   Bệnh Thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

- Để người bệnh nằm trong phòng riêng, thoáng khí., có ánh sáng mặt trời.

- Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o.

- Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm trong phòng tắm

- Cho ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

- Nếu bệnh nhân có ngứa nhiều, khó chịu nên đưa đến khám tại các cơ sở y tế.

- Trường hợp bệnh nhân sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường theo hướng dẫn của thầy thuốc.

- Dùng dung dịch xanh Milan để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

- Dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mũ, tấy đỏ vùng da xung quanh...

- Nên tránh những quan điểm và việc làm không đúng như:

+ Kiêng gió, kiêng nước, để người bệnh ở trong phòng quá kín, cho mặc quần áo quá dày, không tắm rửa vệ sinh hằng ngày khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, sẽ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.

+ Sử dụng các loại lá cây… đắp lên nốt rạ của người bệnh.

+ Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định của thầy thuốc.

+ Dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.

Hãy cùng phòng bệnh và có các phương pháp phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Làm đẹp và Eva hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.



Nguồn: sưu tầm
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét