Mùa đông với thời tiết lãnh khốc lạnh lùng thường bị đổ tội cho việc gây ra tâm trạng buồn chán cũng như sự ủ ê, chán chường. Nhưng bạn có biết rằng tâm trạng đấy thực chất có thể là một căn bệnh được gọi bằng cái tên "SAD" không? Làm đẹp và Eva sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn căn bệnh lạ này.
Vào mùa đông, bạn lười ra khỏi giường hơn? Bạn thường cảm thấy buồn rầu vô cớ, dễ bị bâng khuâng trên lối về? Nỗi niềm của bạn thường trở nên thi vị và lãng mạn theo màu tiêu cực hơn? Vậy thì xin chia buồn, không có gì mang tính thơ ở đây đâu, bạn đang mắc phải hội chứng trầm cảm mùa lạnh đấy.
Và nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này cũng không nằm ở tâm hồn lãng mạn hay cái lạnh mùa đông đâu. Nó nằm ở chính bóng tối ngự trị những ngày mùa lạnh đấy.
Các triệu chứng này là một phần của một chứng bệnh gọi là chứng rối loạn tình cảm theo mùa (Seasonal Affective Disorder - trùng hợp thay cũng được viết tắt là SAD) và có thể do sự không phù hợp giữa nhịp sinh học cơ thể của bạn và thời điểm mặt trời mọc cũng như hoàng hôn. Alfred Lewy, bác sĩ của Đại học Y khoa Oregon, cho biết: "Nó giống như một cơn jet-lag, nhưng mà kéo dài tới 5 tháng".
Các nhà khoa học đã từng nghi ngờ sự tồn tại của rối loạn này từ cách đây khá lâu, nhưng tới tận bây giờ, qua nhiều khảo sát, người ta mới thực sự khẳng định rằng mùa đông ảnh hưởng đến tinh thần của từ 1,4 đến 9,7 phần trăm dân số Mỹ; tỷ lệ lớn dần lên khi bạn càng đi về phía Bắc lạnh lẽo và tăm tối.
Mặc dù các cơ chế cụ thể của hội chứng này không được giải thích cụ thể và đầy đủ nhưng các nhà nghiên cứu đã kết hợp nhiều mẩu câu đố cũng như các thí nghiệm về tiếp xúc với ánh sáng để tìm ra quy tắc hoạt động chung của hội chứng này.
(hình minh họa) |
Bệnh "Trầm cảm vào mùa đông" hoạt động như thế nào?
Mỗi buổi sáng, khi ánh sáng mặt trời lần đầu tiên chạm đến các thụ thể đặc biệt trong mắt, nó sẽ ức chế sự sản xuất melatonin của bạn bằng cách báo hiệu cơ thể bạn rằng đã đến lúc thức dậy. Sự xuất hiện hàng ngày này có trách nhiệm thiết lập đồng hồ sinh học bên trong cơ thể của bạn, nằm trong khu vực các tế bào thần kinh vùng não giữa, phía sau hai mắt của chúng ta. Khu vực này được các nhà khoa học gọi là "Suprachiasmatic Nuclei" (hay SCN).
Vào mùa đông, khi bình minh càng ngày đến càng muộn, nhịp sinh học của bạn sẽ tự nhiên thay đổi theo sau đó. "Thật không may, điều này làm cho nhịp điệu sinh học của chúng ta lệch ra khỏi chu trình cố định quanh năm", Lewy nói.
Bởi vì một số người thức dậy trước bình minh trong mùa đông, cơ thể của họ không được ánh sáng mặt trời chiếu vào đúng thời điểm để hiệu chỉnh đúng nhịp sinh học của họ mỗi sáng.
Các giả thiết này vẫn không hoàn toàn chắc chắn, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng sự lệch tâm này là nguyên nhân của sự trầm cảm, ăn quá nhiều, hoạt động chậm chạp và các triệu chứng khác mà nhiều người trải qua mỗi mùa đông.
Cách khắc phục "Hội chứng buồn bã mùa đông"
(hình minh họa) |
1. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ngay vào thời điểm bạn thức dậy mỗi ngày là cách tốt nhất để đồng bộ hóa nhịp sinh học với thời gian bạn thực sự tỉnh táo, đồng thời giúp bạn đề phòng được chứng trầm cảm mùa lạnh.
2. Đối với phần lớn những người bị SAD, đồng hồ sinh học của họ bị ảnh hưởng từ bên trong, khiến họ có một chút nhầm lẫn tiềm thức về thời gian ngày và đêm trong một ngày. Do đó, tiếp xúc với ánh sáng vào thời điểm ban đêm sẽ có nhiều tác dụng hơn.
Đồng thời bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghĩ bản thân đang mắc phải chứng SAD. Các xét nghiệm melatonin có thể xác nhận chẩn đoán và chỉ ra cách nào bạn cần phải thay đổi hay điều trị. Đôi khi, bạn không hề bị bệnh, chỉ là mùa lạnh đến làm bạn bị lười vận động hơn một chút thôi.
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn cảm thấy hữu ích nhé!
Bạn đang xem Nếu mùa đông nào cũng gây cảm giác ủ dột, buồn bã. Đừng xem thường vì đó là bệnh? trong chuyên mục Sức khỏe tại Làm đẹp và Eva
Nguồn: Tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét